Kinh nghiệm xin visa du lịch Trung Quốc đầy đủ siêu chi tiết

0
652

Với những ai đang lên kế hoạch đến thăm người hàng xóm láng giềng Trung Quốc thì xin visa là một khâu không thể không đắn đo. Tuy nhiên, với kinh nghiệm xin visa tự túc từ A-Z mà buồn.vn cung cấp cho bạn thì xin visa cũng chỉ việc “nhỏ như ăn thỏ”.

Đầu tiên mình phải nhắc luôn, website của Đại sứ Quán và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc thông tin không được cập nhật. Các thông tin sơ sài, nhiều thông tin không còn chính xác

Xin visa Trung Quốc có khó không

Với một người rành về visa, chắc chắn câu trả  lời là không. Visa Trung Quốc chỉ khó với duy nhất trường hợp nữ giới độc thân, đang trong “độ tuổi sinh đẻ” và có hộ chiếu trắng chưa đi nước nào. Đây là nguyên văn câu nói của một người làm trong lãnh sự nói với mình.

Hồ sơ xin visa du lịch Trung Quốc thì thường thôi. Có điều để nộp được hồ sơ thì bạn phải vượt qua được cảnh vệ. Trải nghiệm thái độ hoạnh họe, hơi cửa quyền của nhân viên lãnh sự. Không phải chỉ Hà Nội mà TPHCM cũng vậy nha. Trong tất cả cơ quan lãnh sự mà mình đã đi, đây là nơi mình không muốn đến nhất. Cơ quan lãnh sự Trung Quốc chỉ là điển hình, không phải là nơi duy nhất có tình trạng này. Mới đây Đại sứ Quán Nhật Bản cũng phải gửi lời xin lỗi về các hành xử không đúng chuẩn mực với người xin visa Nhật Bản.

Hồ sơ xin visa du lịch Trung Quốc theo quy định rất sơ sài và theo dạng “mở”. Tức là nhân viên tiếp nhận có quyền yêu cầu (nhiều trường hợp phải nói là vô lý) thêm giấy tờ không có trong tờ hướng dẫn. Nhưng đó chỉ là với những người không có lịch sử du lịch, hồ sơ yếu hoặc chưa quen với việc xin visa thôi. Các bạn đã có lịch sử du lịch, hồ sơ ok thì mọi việc rất đơn giản.

Nộp hồ sơ xin visa Trung Quốc ở đâu?

  • Hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra Bắc nộp hồ sơ ở Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Hộ Khẩu từ Quảng Nam trở vào Nam nộp hồ sơ tại Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM.
  • Các trường hợp hộ khẩu ở phía Bắc muốn nộp hồ sơ ở TP.HCM cần có xác nhận tạm trú từ Quảng Nam trở vào và ngược lại
  • Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng vẫn đang trong quá trình setup. Chưa có thông báo chính thức về việc tiếp nhận hồ sơ xin visa tại đây.

Thủ tục xin visa du lịch Trung Quốc tự túc

Nộp hồ sơ xin visa Trung Quốc ở đâu?

  • Hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra Bắc nộp hồ sơ ở Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Hộ Khẩu từ Quảng Nam trở vào Nam nộp hồ sơ tại Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM.
  • Các trường hợp hộ khẩu ở phía Bắc muốn nộp hồ sơ ở TP.HCM cần có xác nhận tạm trú từ Quảng Nam trở vào và ngược lại
  • Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng vẫn đang trong quá trình setup. Chưa có thông báo chính thức về việc tiếp nhận hồ sơ xin visa tại đây.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội

  • Địa chỉ: 46 Hoàng Diệu, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3845 3736
  • Website: http://vn.china-embassy.org/vn/
  • Giờ làm việc: 8h30 – 11h30; 14h – 17h

Hồ sơ xin visa du lịch Trung Quốc

Đây là tờ danh sách hồ sơ do Tổng Lãnh sự Trung Quốc cấp. Rất sơ sài và chung chung, ở phần dưới mình sẽ giải thích chi tiết  hơn

Ở đây mình liệt kê cả giấy tờ bắt buộc và giấy tờ có thể yêu cầu với người xin visa du lịch Trung Quốc lần đầu. Như nói ở phần trên, nhân viên tiếp nhận có quyền yêu cầu thêm các hồ sơ không bắt buộc. Để tránh tốn thời gian, hãy chuẩn bị đầy đủ nhất có thể

1. Hộ chiếu

  • Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng. Ít nhất 01 trang trống để dán visa
  • Bản gốc kèm 01 bản photo trang thông tin có ảnh

2. Ảnh để dán vào tờ khai

  • 02 ảnh cỡ 33mmx48mm: lấy đại ảnh 4x6cm là được. Phông nền trắng, đầu để trần, mặt nhìn thẳng. Chụp trong 06 tháng gần nhất. Trung Quốc rất hay làm khó về ảnh. Đây là một số lời khuyên của mình: Không mặc áo trắng; Không mặc áo sọc; Nên mặc áo sẫm màu; Người tóc dài nên búi tóc cao không để một cọng tóc nào dính vào mặt.
  • 01 ảnh sẽ dán trong tờ khai. Ảnh còn lại kẹp chung hồ sơ, bên dịch vụ thường dùng băng dính 2 mặt dán ảnh này vào mặt ngoài hộ chiếu gốc.

Ảnh được chụp trong vòng 06 tháng, ảnh màu nền nhạt và không đội mũ, 1 tấm dán trên tờ khai visa và 1 tấm kẹp chung hồ sơ.


Kích thước của ảnh Visa Trung Quốc
+ Kích thước ảnh: 33 mm x 48 mm
+ Ảnh chụp hết khuôn mặt, với khuôn mặt ở giữa ảnh, chụp phần cổ và vai trên
+ Chiều cao phần đầu (cằm đến đỉnh tóc): từ 28 đến 33 mm
+ Khoảng cách đỉnh ảnh đến tóc: từ 3 đến 5 mm
Trong trường hợp ảnh Visa của bạn không đáp ứng được các yêu cầu trên đây, có khả năng rất cao bạn sẽ được yêu cầu nộp lại ảnh mới trước khi được xét duyệt hồ sơ. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu và tham khảo thật kĩ để tránh mất thời gian cũng như tiền bạc.
Quy định về hình thức khi chụp ảnh
+ Ảnh được chụp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. Có thể sử dụng ảnh đen trắng hoặc ảnh màu.
+ Ảnh chụp phải rõ ràng, nền trắng.
+ Mặt phải vuông góc với máy ảnh, không cau mày, không cười.
+ Có thể đeo kính không màu, miễn sao nhìn rõ mắt.
+ Khung kính không được che mất bất cứ phần nào của mắt. Không được đeo kính râm.
+ Nếu phải che đầu vì lý do tôn giáo, phải đảm bảo nhìn rõ khuôn mặt.

3. Tờ khai visa Trung Quốc

  • Bạn có thể tải về mẫu tờ khai song ngữ Trung – Anh tại đây. Hoặc sử dụng mẫu song ngữ Trung – Việt được cấp miễn phí tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự.
  • Mình khuyên bạn nên điền tờ khai ở nhà. Để tránh sai sót vui lòng xem hướng dẫn điền tờ khai xin visa Trung Quốc ở phía dưới

4. Giấy tờ chứng minh lưu trú hoặc cư trú hợp pháp

  • Chứng minh thư nhân dân: 01 bản sao y công chứng.
  • Bản sao y công chứng sổ hộ khẩu nếu nộp lần đầu.
  • Bản sao giấy khai sinh nếu đi cùng con.

5. Giấy tờ chứng minh công việc

5.1 Cán bộ công nhân viên, người làm công ăn lương

Một trong 03 loại giấy tờ sau: (nếu có hết thì cứ mang hết đi nhé)

5.2 Chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh cá thể

  • 01 bản sao y giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Tờ khai thuế 1 trong 3 tháng gần nhất có đóng dấu công ty (không bắt buộc)

5.3 Người nội trợ/thất nghiệp/nghề nghiệp tự do

Tờ hướng dẫn có viết “người không nghề nghiệp cần cung cấp đơn giải trình và giấy xác nhận tiền gửi ngân hàng”. Trường hợp này mình chưa xử lý bao giờ nên không có kinh nghiệm.

6. Giấy tờ chứng minh tài chính

Đây là loại giấy tờ không ghi trong tờ hướng dẫn và cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, các hồ sơ yếu hầu hết đều yêu cầu phải có xác nhận số dư ít nhất 2.000$ hoặc 50 triệu. Tham khảo dịch vụ chứng minh tài chính của Bankervn tại đây

7. Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi

  • Chỉ cần in email confirmation mà không cần thanh toán. Nếu bạn chưa biết cách đặt vé để xin visa thì làm theo hướng dẫn tại đây
  • Đi Trung Quốc cũng có thể đi bằng tàu hỏa. Nhưng những tàu đi từ Việt Nam sang Trung Quốc đều yêu cầu phải có visa mới đặt được vé

8. Xác nhận đặt phòng khách sạn

9. Lịch trình du lịch Trung Quốc

  • Một lịch trình du lịch cụ thể và chi tiết là rất cần thiết cho chuyến đi. Bạn có thể dùng các công cụ như google map để lên lịch trình cho hợp lý. Các thông tin trên lịch trình bao gồm: ngày bay đến, ngày về, thông tin khách sạn và các điểm du lịch
  • Tham khảo mẫu lịch trình du lịch tự túc Trung Quốc

Lưu ý:

  • Chứng minh thư, hộ chiếu, sổ hộ khẩu… các giấy tờ photo, công chứng trên khổ A4: mỗi mặt in trên 1 tờ A4, không cắt nhỏ ra
  • Hồ sơ không cần dịch thuật. Kẹp toàn bộ hồ sơ vào hộ chiếu gốc, không cần bìa
  • Thời gian trên xác nhận đặt vé máy bay, xác nhận đặt phòng khách sạn và lịch trình phải khớp với nhau
  • Trường hợp hy hữu đòi xác nhận đặt phòng có dấu đỏ thì cứ liên lạc với khách sạn để lấy giấy tờ này. Nếu đòi thì mới phải làm nha, sẽ phiền phức và mất thời gian
  • Chỉ có quan hệ gia đình mới nộp dùm được và phải có giấy tờ chứng minh quan hệ: sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh

A. Các loại giấy tờ cần thiết

1. Hộ chiếu còn thời hạn 06 (sáu) tháng trở lên, bản chính hộ chiếu còn trang trống và 01 bản photo trang thông tin có ảnh.

2. Tờ khai visa: lấy tại Đại Sứ Quán hoặc download tại ĐÂY. Bạn nhấn print để export file .pdf, in ra và dán ảnh 4×6cm

Lưu ý: Đơn chỉ khai bằng tiếng Hoa hoặc tiếng Anh. Họ tên, ngày tháng năm sinh ghi trong đơn xin cấp Visa phải đúng với nội dung ghi trong hộ chiếu. Trong trường hợp trẻ em có cùng hộ chiếu với bố mẹ thì dán thêm ảnh em bé lên mục 3.4 trong Đơn xin cấp visa. Chỗ nào bỏ trống thì điền None hay N/A.

Part 1: Personal Information – Thông tin cá nhân

1.1 Full English name as in passport: điền đầy đủ tên như trong hộ chiếu

  • Last name: họ
  • Middle name: tên đệm
  • First name: tên

1.2 Name in Chinese: tên tiếng Hoa

  • Để trống nếu không có tên tiếng Hoa

1.3 Other name(s): tên khác.

  • Nếu còn tên nào khác thì ghi, không có bỏ qua (Đây là mục không bắt buộc, bạn có thể bỏ qua)

1.4 Sex: Giới tính.

  • Nam chọn ô M
  • Nữ chọn ô F

1.5 DOB: ngày sinh.

  • Bạn điền theo thứ tự năm-tháng-ngày

1.6 Current nationality(ies): Quốc tịch (Ghi đúng quốc tịch đang mang theo đúng các thông tin trên giấy tờ tùy thân.)

1.7 Former nationality(ies): Quốc tịch cũ. (Bạn có thể bỏ trống mục này)

1.8 Place of birth (city,province/state,country): Nơi sinh, Điền nơi sinh ra đúng theo địa chỉ ghi trên giấy khai sinh của bạn. (thành phố, tỉnh/quốc gia)

1.9 Local ID/Citizenship number: Số chứng minh thư, Đây là mục để điền số chứng minh thư. Bạn chỉ việc điền số chứng minh thư đúng theo chứng minh thư đang dùng.

1.10 Passport/Travel document type: Loại hộ chiếu

  • Diplomatic: Hộ chiếu ngoại giao
  • Service or Official: Hộ chiếu công vụ
  • Ordinary: Hộ chiếu phổ thông
  • Other (Please specify): Khác (Ghi chi tiết)

Hầu hết người dân Việt Nam đều dùng hộ chiếu phổ thông, chọn “Ordinary“.

1.11 Passport number: số hộ chiếu, Bạn điền số hộ chiếu là dòng bao gồm cả chữ và số dưới quốc huy trên sổ hộ chiếu vào tờ khai thông tin.

1.12 Date of issue: ngày cấp hộ chiếu (năm-tháng-ngày) Bạn cần ghi đủ ngày tháng năm theo thứ tự quy định trên tờ khai.

1.13 Place of issue: nơi cấp hộ chiếu. Phòng quản lý Xuất nhập cảnh tiếng anh là Immigration Department

1.14 Date of expiry: ngày hết hạn hộ chiếu (năm-tháng-ngày) Ngày hết hạn hộ chiếu căn cứ vào thông tin ghi trên hộ chiếu.

1.15 Current occupation(s): nghề nghiệp hiện tại.

  • Business person: Doanh nhân
  • Company employee: Nhân viên
  • Entertainer: Người làm nghệ thuật
  • Industrial/Agricultural worker: Công nhân / Làm nông
  • Student: Học sinh/Sinh viên
  • Crew member: Thành viên hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ
  • Self-employed: Nghề tự do
  • Unemployed: Không nghề nghiệp
  • Retired: Nghỉ hưu
  • Former/incumbent member of parliament: Đại biểu Quốc hội
    • Position: ghi rõ Chức vụ
  • Former/incumbent government official: Viên chức Nhà nước
    • Position: ghi rõ Chức vụ
  • Military personnel: Quân nhân
    • Position: ghi rõ Chức vụ
  • NGO Staff: Thành viên tổ chức phi chính phủ
  • Religious personnel: Nhân sĩ tôn giáo
  • Staff of Media: Phóng viên, nhà báo

Ví dụ: Bạn là nhân viên công ty thì chọn “Company employee”. Có thể chọn nhiều ngành nghề nếu bạn làm nhiều nghề cùng lúc, dĩ nhiên phải có đủ giấy tờ chứng minh công việc nhé.

1.16 Education: Học vấn. Chọn mục phù hợp

  • Postgraduate: Thạc sĩ
  • College: Cao đẳng/Đại học
  • Other: khác thì ghi rõ ra là gì. Ví du: Học vấn trung học ghi là “HIGH SCHOOL”

1.17 Employer/School: Thông tin về nơi công tác/trường học

  • Name: tên đơn vị
  • Phone number: số điện thoại liên hệ
  • Address: địa chỉ
  • Zip Code: mã bưu chính. Nếu công ty không có thì bỏ qua không cần điền

1.18 Home address: Địa chỉ nhà ở

1.19 Zip Code: không có mã bưu chính thì bỏ qua

1.20 Home/mobile phone number: Số điện thoại cá nhân

1.21 E-mail address: địa chỉ email

1.22 Marital status: Tình trạng hôn nhân

  • Married: đã kết hôn
  • Single: độc thân
  • Other: nếu khác 2 cái trên thì tích vào đây và ghi rõ ra tình trạng hiện tại

1.23 Major family members: Thành viên chủ yếu của gia đình (vợ/chồng, con, cha mẹ)

  • Name: tên
  • Nationality: quốc tịch
  • Occupation: nghề nghiệp
  • Relationship: mối quan hệ với bạn

1.24 Emergency Contact: thông tin người liên hệ trong trường hợp khẩn

Ở mục này, bạn nên ghi rõ tên người thân và số điện thoại để thuận tiện cho việc liên hệ khi cần thiết.

  • Name: tên
  • Mobile phone number: số điện thoại di động
  • Relationship with the applicant: mối quan hệ với bạn

1.25 Country or territory where the applicant is located when applying for this visa: Quốc gia/vùng lãnh thổ nơi bạn xin cấp visa, Bạn chỉ cần ghi quốc gia Việt Nam chứ không cần ghi rõ thành phố Hà Nội, Việt Nam hay TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

2.1 Major purpose of your visit: Mục đích chuyến đi

  • Official visit: Chuyến thăm cấp cao
  • Tourism: Du lịch
  • Non-business visit: Giao lưu, khảo sát, thăm viếng
  • Business & Trade: Thương vụ
  • As introduced talent: Nhân lực trình độ cao
  • As crew member: Thành viên hàng không, hàng hải, đường bộ/sắt
  • Transit: Quá cảnh
  • As resident diplomat, consul or staff of international organization: viên chức ngoại giao, lãnh sự, tổ chức quốc tế
  • As permanent residence: Cư trú
  • Work: Làm việc
  • As child in foster care: gửi con nhờ nuôi
  • Other: Các mục đích khác với những mục trong đơn thì ghi rõ ra

Ví dụ: Đi du lịch thì chọn “Tourism”, tùy từng trường hợp có thể chọn nhiều mục đích

2.2 Intended number of entries: Số lần dự kiến nhập cảnh

  • One entry valid for 3 months from the date of issue: Nhập cảnh 1 lần (thời hạn 3 tháng)
  • Two entries valid for 3 to 6 months from the date of issue: Nhập cảnh 2 lần (thời hạn 3-6 tháng)
  • Multiple entries valid for 6 months from the date of issue: Nhập cảnh nhiều lần (thời hạn 6 tháng)
  • Multiple entries valid for 1 year from the date of issue: Nhập cảnh nhiều lần (thời hạn 1 năm)
  • Other: Khác (ghi rõ)

Nếu là lần đầu xin visa Trung Quốc thì nên chọn loại “3 tháng nhập cảnh 1 lần”

2.3  Are you applying for express service? Bạn có muốn xin visa khẩn không?

  • Thời gian xét visa trung bình cũng chỉ tầm 4 ngày làm việc, nếu không thực sự cần gấp thì đánh chọn “No”. Làm khẩn phải mất thêm một khoản phí, và cần có sự phê duyệt của viên chức lãnh sự cấp cao

2.4 Expected date of your first entry into China on this trip: ngày dự kiến đến Trung Quốc trong chuyến đi này (năm-tháng-ngày)

Xem thông tin trên vé đã đặt và điền thông tin ngày dự kiến đến Trung Quốc một cách chính xác

2.5 Longest intended stay in China among all entries: Thời hạn dài nhất dự định lưu trú tại Trung Quốc

Bạn cần ghi đúng số ngày lưu trú theo thông tin trên vé máy bay hoặc lịch đặt phòng khách sạn. (nếu có)

2.6 Itinerary in China: Lịch trình tại Trung Quốc

  • Viết theo thứ tự thời gian, cột “Date” ghi ngày, “Detailed address” ghi địa chỉ chi tiết.
  • Trường hợp bạn có nộp riêng nộp tờ lịch trình chi tiết khác thì chỉ cần điền ngắn gọn trong form.

2.7 Who will pay for your travel and expenses during your stay in China? Ai là người chi trả cho chuyến đi của bạn

  • Điền “MYSELF” nếu bạn đi du lịch tự túc
  • Có người bảo lãnh thì ghi điền đầy đủ thông tin ở mục 2.8

2.8 Information of inviter in China: Thông tin người mời

  • Name: Tên
  • Address: Địa chỉ
  • Phone number: Số điện thoại
  • Relationship with the applicant: Mối quan hệ

Nếu không có người mời thì ghi “NONE” hoặc “N/A” vào các ô thông tin

2.9 Have you ever been granted a Chinese visa?…: Bạn đã có visa Trung Quốc chưa?

  • Lần đầu xin visa Trung Quốc thì điền “N/A” hoặc “NONE
  • Nếu đã từng có visa Trung Quốc thì ghi rõ thời gian và địa điểm cấp visa gần đây nhất

2.10 Others countries or territories you visited in the last 12 months: Liệt kê tên nước/lãnh thổ khác bạn đã đến thăm trong vòng 12 tháng trở lại

3.1 Bạn đã từng ở lại Trung Quốc quá thời hạn visa hay giấy phép cư trú chưa?

3.2 Đã từng bị từ chối visa hay từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc chưa?

3.3 Đã từng có tiền án tiền sự tại Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác không?

3.4 Có mắc các chứng bệnh sau không?

  1. Bệnh thần kinh nghiêm trọng
  2. Bệnh lao phổi truyền nhiễm
  3. Bệnh truyền nhiễm khác ảnh hưởng môi trường xung quanh

3.5 Có đi qua quốc gia / khu vực chịu ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm trong 30 ngày trở lại đây không?

  • Trả lời “Yes” – có; hoặc “No” – không các câu từ 3.1 đến 3.5

3.6 Nếu có trả lời “Yes” bất cứ câu nào từ 3.1 – 3.5 thì cung cấp thông tin chi tiết ở ô trống bên dưới

(3.7 – 4.2: bỏ trống hết.)

3.7 Nếu có vấn đề khác liên quan đến việc xin visa không thể hiện trong tờ khai thì ghi thêm ở khung dưới này. Nếu không có thì ghi “NONE” hoặc “N/A”

3.8 Nếu còn ai đi chung và dùng cùng hộ chiếu với bạn thì khai thêm thông tin trong bảng

  • Full name: Họ tên
  • Sex: Giới tính
  • DOB: ngày sinh (năm-tháng-ngày)

4.3. Chữ ký
Bạn chỉ cần kí xác nhận là đã hoàn thành việc khai nhận tờ khai xin Visa du lịch Trung Quốc rồi.

  • Khai đầy đủ thông tin ở các mục trên thì ký tên và ghi ngày (năm-tháng-ngày) vào mục 4

5.1 – 5.5: phần này giành cho người ủy quyền nhé, nếu bạn tự túc viết đơn xin visa thì bỏ qua phần này nha.

4. Hai hình thẻ 4cm x 6cm,

5. Bản chính và bản photo sổ hộ khẩu và CMND hoặc giấy tờ chứng minh lưu trú hoặc cư trú hợp pháp (dành cho trường hợp không phải công dân Việt Nam).

6. Hộ chiếu Trung Quốc hoặc visa Trung Quốc cũ (dành cho trường hợp đã từng mang quốc tịch Trung Quốc, sau đó nhập quốc tịch nước ngoài):

– Nếu như bạn thuộc trường hợp xin visa Trung Quốc lần đầu, cần xuất trình bản chính hộ chiếu Trung Quốc cũ và bản photo trang thông tin có kèm ảnh

– Nếu như bạn thuộc trường hợp đã từng được cấp visa Trung Quốc và mang theo hộ chiếu mới của nước ngoài để xin visa, cần xuất trình bản phôtô trang thông tin có kèm ảnh trên hộ chiếu nước ngoài và bản photo visa Trung Quốc đã từng được cấp. Trường hợp họ tên được thể hiện trên hộ chiếu nước ngoài không trùng khớp với hộ chiếu/visa Trung Quốc cũ, cần xuất trình thêm giấy tờ chứng minh đã thay đổi họ tên do cơ quan có thẩm quyền cấp.

7. Giấy chứng nhận đang đi làm bao gồm: hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bản chính, giấy nghỉ phép đi du lịch có ký tên và mộc xác nhận của công ty (nội dung bao gồm Chứng nhận tại chức, Đơn chấp hành nghỉ phép từ ngày abc đến xyz, ngày sau đó trở lại làm việc – cái này phải khớp với vé máy bay).

8. Chứng minh tài chính:

– Sổ tiết kiệm có tối thiểu 50 triệu VND hoặc giấy tờ có giá trị sở hữu lớn khác như giấy tờ nhà đất, xe hơi mang tên mình.

– Trong trường hợp bạn không có đủ khả năng tài chính, có thể chứng minh năng lực tài chính của người thân của bạn, kèm theo giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình có xác nhận của chính quyền địa phương. Đối với độ tuổi vị thành niên phải có giấy đồng ý của bố mẹ, giấy chứng nhận quan hệ gia đình.

9. Các giấy tờ về lịch trình:

– Giấy xác nhận đặt chỗ vé máy bay khứ hồi, xác nhận đặt phòng khách sạn và lịch trình cụ thể từng ngày (tham khảo tại ĐÂY) hoặc thư mời của một đơn vị hoặc cá nhân bên Trung Quốc.

– Nếu sử dụng thư mời, thư mời này phải bao gồm các nội dung sau đây:

+ Thông tin cá nhân người được mời: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu

+ Thông tin lịch trình của người được mời: ngày đến và ngày đi, địa điểm du lịch

+ Thông tin của đơn vị hoặc người gửi lời mời: tên đơn vị hoặc họ tên người gửi lời mời, số điện thoại, địa chỉ, con dấu, đại diện pháp nhân hoặc chữ ký của người gửi lời mời.

B. Cách thức nộp visa

1. Lệ phí 

– Đối với visa loại thường:

+ Nhập cảnh 1 lần: 60 USD (xin visa du lịch tự túc thông thường thuộc loại này).
+ Nhập cảnh 2 lần: 90 USD
+ Nhập cảnh nhiều lần trong vòng nửa năm: 120 USD
+ Nhập cảnh nhiều lần trong vòng một năm hoặc nhiều hơn: 180 USD

– Loai khẩn: mỗi một hồ sơ thu thêm 20 USD.

– Loại khẩn đặc biệt: mỗi một hồ sơ thu thêm 30 USD.

Hiện nay nộp lệ phí Visa du lịch Trung Quốc không cần phải đến ngân hàng nữa, bạn có thể đến trực tiếp Lãnh sự quán để nộp tiền. Những hồ sơ bị từ chối không trả lại hồ sơ và lệ phí đã nộp.

2. Thời gian

– Thời gian xét duyệt hồ sơ + cấp visa:

+ Loại thườngtrong vòng 4 ngày làm việc, trừ Thứ 7, CN và ngày Lễ.
+ Loại khẩn: 2-3 ngày làm việc.
+ Loại khẩn đặc biệt: 1 ngày làm việc.

– Thời gian nộp hồ sơ: 8h30 – 11h30 sáng. Số người đi xin visa tự túc rất đông nên bạn có thể đi sớm để xếp hàng

– Thời gian đóng lệ phí: 14h – 16h chiều

3. Thông tin văn phòng nộp và nhận hồ sơ visa

– Hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra Bắc, các bạn nộp hồ sơ đến Đại Sứ Quán tại Hà Nội, từ Quảng Nam dạt vào Nam thì đến Lãnh Sự Quán tại TP.HCM.

– Thông tin địa chỉ văn phòng:

+ Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội

Địa chỉ: 46 Hoàng Diệu, Hà Nội, Việt Nam
Giờ làm việc: 8h – 11h30, 14h – 17h

+ Lãnh sự quán Trung quốc tại TP.Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 175 Hai Bà Trưng, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (028) 3 829 2457
Giờ làm việc: 8h30 – 12h, 14h – 17h

– Nếu bạn không thể đích thân đến nộp hồ sơ, thì có thể bàn giao tờ khai có chữ ký của mình (người dưới 18 tuổi do phụ huynh hoặc người giám hộ ký thay) cùng với bộ hồ sơ liên quan cho người hoặc cơ quan/công ty làm thay. Nhưng nên lưu ý rằng, Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán có quyền yêu cầu người xin visa đến trụ sở để phỏng vấn nếu xét thấy cần thiết.

4. Quy trình chung:

– Bạn sẽ phải qua kiểm tra an ninh trước khi vào phòng visa, sau đó xếp hàng lấy số thứ tự và ngồi chờ tới lượt mình, rồi đi đến đúng quầy quy định (quầy 2 hoặc 4) nộp hồ sơ. Đến 11h30 quầy sẽ ngưng phát số nên bạn nào đã vào được bên trong và cầm trên tay phiếu số thì cứ bình tĩnh mà đợi, bạn đã có số thì quầy sẽ giải quyết xong trong buổi sáng luôn, không bị đẩy qua hôm sau đâu.

– Nhân viên visa sau khi nhận hồ sơ sẽ cấp biên nhận màu hồng cho bạn, đề nghị giữ kỹ biên nhận. Nếu biên nhận visa bị mất, để nhận lại hộ chiếu và visa, bạn cần phải mang theo bản chính và bản photo CMND còn thời hạn, trong đó bao gồm đầy đủ thông tin như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính… và có dán ảnh, đích thân đến Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán để nhận lại hộ chiếu và visa, không được ủy quyền cho người khác nhận thay.

– Đến ngày hẹn lấy visa thì không phải đứng xếp hàng bên ngoài trình CMND nữa, tiến thẳng đến bàn hướng dẫn lấy số để đến quầy 5 đóng phí và đợi quầy 4 gọi tên nhận visa là hoàn thành nhiệm vụ.

– Trong trường hợp biên nhận chưa ghi ngày trả kết quả, là do bộ hồ sơ của bạn cần có thêm thời gian xét duyệt, bạn cần đợi thông báo từ điện thoại hoặc thư điện tử của Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán.

C. Phỏng vấn xin visa

Xin visa du lịch Trung Quốc phần lớn không cần phỏng vấn song vẫn có một số trường hợp Lãnh Sự Quán yêu cầu. Thông thường việc này cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho họ thấy rằng bạn có một công việc, cuộc sống ổn định tại Việt Nam, bạn có nhiều mối quan hệ ràng buộc và chắc chắn sau chuyến đi bạn quay trở về Việt Nam, và khi lưu trú tại Trung Quốc, bạn biết mình sẽ đi đâu, làm gì. Điều quan trọng là khi đến phỏng vấn, bạn hãy cứ tỏ ra đàng hoàng, tự tin và thoải mái.

D. Đối tượng được miễn visa nhập cảnh vào Trung Quốc

1. Không cần xin visa

– Bạn có thể sử dụng giấy thông hành do Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh của Việt Nam cho công dân Việt Nam với mục đích du lịch, làm ăn buôn bán ở địa bàn tỉnh biên giới tiếp giáp đường biên giữa 2 nước. Để đến những tỉnh còn lại của Trung Quốc, bạn vẫn phải xin visa như bình thường.

– Bạn sẽ nộp hồ sơ cùng lệ phí (trong khoảng 250K – 500K) tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an của 1 trong 6 tỉnh tiếp giáp biên giới với Trung Quốc là Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

– Hồ sơ gồm có 1 tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành đi Trung Quốc lấy tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh và 3 tấm ảnh hộ chiếu mới chụp (cỡ 4×6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần), trong đó 1 ảnh dán vào tờ khai.

– Nếu chỉ cần giấy thông hành 1 tháng để đi du lịch Trung Quốc trong vòng bán kính 150km từ cửa khẩu, bạn sẽ có ngay sổ thông hành chỉ sau vài tiếng đồng hồ. 4 thành phố chấp nhận giấy thông hành là:

+ Thành phố Bằng Tường và thành phố Nam Ninh (Quảng Tây): Tiếp giáp cửa khẩu Hữu Nghi Quan – biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Hoa tại địa phận tỉnh Lạng Sơn
+ Thành phố Đông Hưng (Quảng Tây): tiếp giáp cửa khẩu Móng Cái tại tỉnh Quảng Ninh.
+ Thành phố Hà Khẩu (Vân Nam): tiếp giáp với cửa khẩu Lào Cai.

2. Được miễn visa

– Nếu người nước ngoài mang visa Trung Quốc có chữ D (cư trú vĩnh viễn), J1 (phóng viên thường trú), Q1 (đoàn tụ gia đình), S1 (người thân của người đang công tác, học tập tại Trung Quốc) , X1 (du học) , Z (lao động) sau khi đã nhập cảnh vào Trung Quốc và hoàn tất giấy tờ lưu trú dành cho người nước ngoài tại cơ quan công an, trong thời giấy tờ lưu trú còn hiệu lực sẽ được phép lưu trú và xuất nhập cảnh Trung Quốc nhiều lần mà không cần xin visa.

– Du khách có thể đi lại của doanh nhân APEC cũng được miễn visa nhập cảnh nhiều lần trong vòng 3 năm. Người mang thẻ này sẽ được phép nhập cảnh vào Trung Quốc không cần visa nhiều lần với thời gian lưu trú mỗi lần không quá 2 tháng.

– Ngoài ra nếu bạn có vé máy bay/tàu/xe liên chặng khi quá cảnh ở Trung Quốc không quá 24h và không ra khỏi cửa khẩu sẽ được miễn visa.

E. Thủ tục nhập cảnh Trung Quốc

1. Chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ cần thiết

– Thị thực (visa) được dán trong hộ chiếu. Bạn phải giữ lại một bản photo hộ chiếu.
– Vé máy bay đi Trung Quốc (có thể cần cả vé máy bay khứ hồi).
– CMND
– Tờ khai nhập cảnh Trung Quốc (được tiếp viên phát trên máy bay hay có sẵn tại các Quầy làm thủ tục).

(1) Họ (Tiếng Việt không dấu in hoa)

(2) Số Hộ chiếu

(3) Tên Đệm + Tên (Viết bằng tiếng Việt không dấu in hoa)

(4) Năm sinh, Tháng, Ngày (Viết từ trái qua phải )

(5) Quốc tịch (Tiếng Việt không dấu in hoa)

(6) Giới tính

(7) Số hiệu chuyến bay (Xem trên vé máy bay)

(8) Nghề nghiệp

(9) Chủng loại thị thực

(10) Mã số thị thực In trên hộ chiếu

(11) Địa chỉ tại Việt Nam (bạn cần ghi bằng tiếng Việt không dấu)

(12) Địa chỉ sẽ đến tại Trung Quốc

(13) Mục đích đến Trung Quốc: Tích vào ô phù hợp (1- Thương vụ; 2- Học tập; 3- Tham quan; 4- Triển lãm; 5- Thăm thân; 6- Chữa bệnh; 7- Hội nghị; 8- Làm việc; 9. Tôn giáo; 10- Mục đích khác).

(14) Ký tên xác nhận

2. Một số lưu ý khi làm thủ tục

– Phải điền thông tin trên tờ khai trùng khớp với thông tin in trên hộ chiếu của bạn.

– Chỉ cần một khoảng trống không điền thông tin cũng khiến bạn bị trễ chuyến bay hoặc phải xếp hàng lại từ đầu. Do đó bạn cần phải thực hiện tất cả các yêu cầu khai báo trên tờ khai.

– Kinh nghiệm cho thấy là bạn nên mang một chiếc bút bi theo mình để thuận tiện trong việc kê khai khi có quá đông hành khách cũng hoàn thành thủ tục tại sân bay.

– Bạn nên bình tĩnh trước các câu hỏi của nhân viên hải quan về mục đích đến Trung Quốc, thời gian lưu trú, thời gian quay về và xuất trình các giấy tờ cần thiết.

– Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng về con dấu đóng trong passport của mình trước khi ra khỏi quầy làm thủ tục vì đó chính là một minh chứng về việc bạn đang nhập cư hợp pháp tại Trung Quốc.

3. Thủ tục nhận hành lí tại các sân bay

– Sau khi kiểm tra chắc chắn về con dấu được xác nhận trong hộ chiếu cá nhân của mình, du khách cần di chuyển nhanh chóng tới khu vực nhận hành lý cá nhân tại các sân bay.

– Bạn cần kiểm tra kỹ càng về hành lý của mình, đảm bảo rằng đã nhận đủ được hành lý và không có tổn hại gì trước khi check-in lại với hãng hàng không để bảo đảm quyền lợi cá nhân của mình.

– Sau khi di chuyển hành lý ra phía ngoài sân bay bằng xe đẩy, du khách đã chính thức hoàn thành các thủ tục nhập cảnh tại Trung Quốc.

Tada, như vậy là đã xong trọn bộ bí kíp xin visa du lịch tự túc Trung Quốc và thủ tục nhập cảnh tại sân bay luôn rồi đó! Bây giờ thì bạn đã đủ tự tin để bước đầu lên kế hoạch du hí vùng đất phương Bắc này chưa nào?