Can Chi (Trung: 干支 (Can Chi)/ Gānzhī), đôi khi gọi dài dòng là Thiên Can Địa Chi (Trung: 天干地支 (Thiên Can Địa Chi)/ Tiāngān dìzhī) hay Thập Can Thập Nhị Chi (Trung: 十干十二支 (Thập Can Thập Nhị Chi)/ Shí gàn shí’èrzhī), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ thời nhà Thương ở Trung Quốc.[1]
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Can_Chi#
Can
Ý nghĩa: Can được gọi là Thiên Can (tiếng Hán: 天干; pinyin: tiāngān) hay Thập Can (tiếng Hán: 十干; pinyin: shígān) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm-Dương và Ngũ hành.
Danh sách 10 can
Năm sinh kết thúc bằng số nào thì có Can số đó.
—————————————————————–
Chi
Ý nghĩa: Chi hay Địa Chi (Hán: 地支; pinyin: dìzhī) hay Thập Nhị Chi (Hán: 十二支, shíèrzhī) do có đúng thập nhị (mười hai) chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Danh sách 12 Chi
Số | Chi | Việt | Hoa | Nhật | Triều | Hoàng đạo¹ | Hướng | Mùa | Tháng âm lịch | Giờ² |
1 | 子 | tý | zǐ | ね ne | 자 ja | chuột | 0° (bắc) | đông | 11 (đông chí) | 11 giờ đêm – 1 giờ sáng |
2 | 丑 | sửu | chǒu | うし ushi | 축 chug | trâu | 30° | đông | 12 | 1 – 3 giờ sáng |
3 | 寅 | dần | yín | とら tora | 인 in | hổ | 60° | xuân | 1 | 3 – 5 giờ sáng |
4 | 卯 | mẹo (mão hay mèo) | mǎo | う u | 묘 myo | mèo (ở Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản,… được coi là thỏ) | 90° (đông) | xuân | 2 (xuân phân) | 5 – 7 giờ sáng |
5 | 辰 | thìn | chén | たつ tatsu | 진 jin | rồng | 120° | xuân | 3 | 7 – 9 giờ sáng |
6 | 巳 | tỵ | sì | み mi | 사 sa | rắn | 150° | hè | 4 | 9 – 11 giờ sáng |
7 | 午 | ngọ | wǔ | うま uma | 오 o | ngựa | 180° (nam) | hè | 5 (hạ chí) | 11 giờ sáng – 1 giờ chiều |
8 | 未 | mùi | wèi | ひつじ tsuji | 미 mi | dê (cừu) | 210° | hè | 6 | 1 – 3 giờ chiều |
9 | 申 | thân | shēn | さる saru | 신 sin | khỉ | 240° | thu | 7 | 3 – 5 giờ chiều |
10 | 酉 | dậu | yǒu | とり tori | 유 yu | gà | 270° (tây) | thu | 8 (thu phân) | 5 – 7 giờ chiều |
11 | 戌 | tuất | xū | いぬ inu | 술 sul | chó | 300° | thu | 9 | 7 – 9 giờ tối |
12 | 亥 | hợi | hài | い i | 해 hae | lợn | 330° | đông | 10 | 9 – 11 giờ tối |
Giờ Âm Lịch – Dương Lịch
Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật:
- Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
- Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu chuẩn bị đi cày.
- Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
- Mão (5-7 giờ): Lúc trăng còn sáng (mắt thỏ ngọc/mèo sáng).
- Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).
- Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
- Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
- Mùi (13-15 giờ): Lúc dê (cừu) ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
- Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
- Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
- Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.
- Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.
Giáp | Ất | Bính | Đinh | Mậu | Kỷ | Canh | Tân | Nhâm | Quý | |
Tý | 01 | 13 | 25 | 37 | 49 | |||||
Sửu | 02 | 14 | 26 | 38 | 50 | |||||
Dần | 51 | 03 | 15 | 27 | 39 | |||||
Mão | 52 | 04 | 16 | 28 | 40 | |||||
Thìn | 41 | 53 | 05 | 17 | 29 | |||||
Tỵ | 42 | 54 | 06 | 18 | 30 | |||||
Ngọ | 31 | 43 | 55 | 07 | 19 | |||||
Mùi | 32 | 44 | 56 | 08 | 20 | |||||
Thân | 21 | 33 | 45 | 57 | 09 | |||||
Dậu | 22 | 34 | 46 | 58 | 10 | |||||
Tuất | 11 | 23 | 35 | 47 | 59 | |||||
Hợi | 12 | 24 | 36 | 48 | 60 |