10 LƯU Ý VỀ PHÁP LÝ VỚI NGƯỜI MUA NHÀ LẦN ĐẦU

0
495

Với những người mua nhà lần đầu, để tránh mua phải những căn nhà có pháp lý phức tạp “tiền mất tật mang”, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề pháp lý. Vì vậy trước khi “xuống tiền” đặt cọc, người mua nhà cần lưu ý 10 điều sau:


1. TRAO ĐỔI TRƯỚC VỚI CHUYÊN GIA VỀ CĂN NHÀ MÀ BẠN CẦN MUA
Theo tỉ phú bất động sản nước Mỹ Donal Trump, một trong những nguyên nhân thành thành công của ông chính là “khả năng thu thập những thông tin tốt nhất từ những người thông minh nhất”. Các chuyên gia bất động sản, luật sư là những người có sự hiểu biết và trải nghiệm thực tế giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, để mua nhà an toàn. Vì vậy trước khi giao dịch nên tìm đến các chuyên gia có kinh nghiệm giúp người mua làm chủ tình thế trong giao dịch.

2. THEO DÕI BIẾN ĐỘNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Tại việt Nam chính sách pháp luật tác động mạnh đến biến động giá trị của BĐS, đến hoạt động mua bán giao dịch sau đó. Biến động pháp luật tại Việt Nam cũng diễn ra thường xuyên. Vì vậy để an toàn, người mua nhà nên theo dõi những biến động từ chính sách ngay tại thời điểm giao dịch mua bán nhà đất. Bạn cần phải xem xét những chính sách quản lý trong phân khúc nhà mình mua, xem có biến động gì không trong thời gian từ 10 năm đến 20 năm trước và so sánh với thay đổi ở thời điểm hiện tại.

3. TÌM HIỂU VỀ THÔNG TIN QUY HOẠCH, KIỂM TRA CHÉO THÔNG TIN DỰ ÁN
Ít nhất phải có 2 nguồn tin để tiến hành kiểm tra chéo thông tin sản phẩm bất động sản mà bạn đang muốn mua. Nguồn thông tin chính thống đầu tiên có thể tìm kiến từ chính chủ đầu tư dự án, chủ nhà, từ chính quyền, nhà môi giới hay các chuyên gia tư vấn về BĐS. Bên cạnh đó người mua có thể tự kiểm tra, tham khảo từ các website bán hàng, các web đối chiếu đo lường và nguồn tin từ báo chí. Nâng cao hơn nữa là người mua trực tiếp tìm kiếm nguồn tin đối chiếu từ các cơ quan phụ trách quy hoạch, cấp chứng nhận cho các sản phẩm bất động sản đó. Từ nhiều nguồn tin trên, người mua sẽ trực tiếp đưa ra được những câu hỏi, nghi vấn về căn nhà mà mình đang muốn mua.

4.GIAO DỊCH VỚI BÊN BÁN CÓ TOÀN QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
Để tránh những tranh chấp pháp lý phát sinh sau này, người mua nhà nên chọn mua những căn nhà mà người bán được toàn quyền quyết định sử dụng, giao dịch Bất động sản. Tránh trường hợp mua phải căn nhà hai vợ chồng đứng tên nhưng chồng ý bán, vợ lại không, hay căn nhà tới 3-4 người thừa kế. Chỉ khi ký kết với đúng người có quyền chuyển nhượng thì hợp đồng ký kết mới được công nhận vè mặt pháp lý.

5. THỎA THUẬN THẨM ĐỊNH VÀ KÝ CAM KẾT VỚI CHỦ NHÀ
Người mua nhà cần thẩm định kỹ các điều khoản trong thỏa thuận hợp đồng mua bán và tìm cách có được cản cam kết rõ ràng từ bên bán. Phải biết rằng hợp đồng mua bán thực chất là hợp đồng dân sự song phương, các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Người mua có quyền được đàm phán, thay đổi hợp đồng cho phù hợp với yêu cầu của mình, nếu không thể thêm bớt các điều khoản chính thì cũng có các điều khoản bổ sung.
6. TÌM HIỂU KỸ VỀ THỦ TỤC PHÁP LÝ TRƯỚC – TRONG – KHI BÀN GIAO CĂN NHÀ
Khi muốn mua BĐS nào, người mua nên có thói quen check list các thông tin pháp lý cần thiết trước – trong – khi bàn giao căn nhà và từ đó tiến hành tra cứu. Có thể mang đến cơ quan nhà nước hay lên mạng kiểm tra thông tin. Khách hàng còn có thể tìm hiểu thông tin từ chính những người mua trước đây, các luật sư, chuyên gia…
7. LUÔN CÓ TƯ VẤN LUẬT TRƯỚC KHI ĐẶT BÚT KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
“Bút sa gà chết”, không nên ký bất kỳ hợp đồng nào khi bạn chưa thực sự hiểu hết các điều khoản. Nếu không hiểu bạn có thể tìm các chuyên gia BĐS, đặc biệt là các luật sư để hỏi về những điều khoản của các hợp đồng mua bán nhà đã đúng hay chưa, có điều khoản nào mập mờ gây bất lợi cho người mua nhà hay không để tránh những rủi ro đáng tiếc nếu gặp dự án có vấn đề, dẫn đến tranh chấp, kiện tụng.
8. ĐÀM PHÁN CHI TIẾT VỀ GIÁ VÀ THANH TOÁN
Giá và thanh toán phải càng chi tiết càng tốt, nhưng yếu tố phụ như phí môi giới, phí luật sự, thời gian thanh toán theo tiến độ… cần được đưa vào điều khoản rõ ràng. Chủ nhà luôn có khá nhiều điều khoản thanh toán khác nhau mà người mua có thể tiến hành đàm phán để có được chính sách tốt nhất, phù hợp với tài chính khi mua.
9. TẬN DỤNG CÔNG CỤ “ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH” ĐÚNG VÀ CÓ LỢI
Tận dụng “đòn bẩy tài chính”, bằng cách vay mua nhà. Hiện tại đa số các ngân hàng đều có thể cho bạn vay mua nhà từ 70%. Bạn cần cần nhắc để lựa chọn mức vay, mức lãi suất phù hợp. Bạn cũng có thể chia nhỏ dòng tiền và kéo dài thời gian thanh toán từ khoản vay lớn thành những khoản trả góp định kì. Người vay có thể giảm thiểu rủi ro thanh khoản xuống mức thấp nhất khi có đủ thời gian để sắp xếp tài chính.
10. HỌC CÁCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT BẰNG ĐÀM PHÁN
Đàm phán và thương lượng là con đường cần thiết để đi đến giải quyết vấn đề, cách thức như thế nào, biết từng bước trong tiến hành đàm phán khi gặp tranh chấp với người bán sẽ giúp người mua nhà chủ động trong tìm kiếm và đảm bảo quyền lợi bản thân.